Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Thảo luận về Đại từ

Bạn TTQL hỏi:

Về phần đại từ chỉ thị chúng tôi không hiểu rõ lắm, nếu như theo chú thích của bài là:
- Theo các cách phân loại cũ, sẽ có “định tự chỉ thị” gồm những đại từ đứng trước danh từ (làm định ngữ: thử nhân: người này hoặc thị thời: thời này, tư sự: việc ấy, tư nhân: người ấy) và “đại từ chỉ thị” gồm những đại từ đứng trước động từ hoặc sau động từ (làm chủ ngữ hoặc tân ngữ). Bây giờ thì gọi chung là đại từ chỉ thị, chỉ phân biệt theo chức năng ngữ pháp mà hiểu thôi.
thì tính từ chỉ thị và đại từ chỉ thị rất khác xa nhau và cách dịch cũng khác. Bây giờ gọi chung là đại từ chỉ thị thì rất khó phân biệt và dễ nhầm lẫn.

Chúng tôi xin được trả lời:
Câu trên có nghĩa thế này:
- Nếu đứng trước danh từ, làm định ngữ thì gọi là định tự (chỉ thị), vì nó chỉ định rõ sự việc mà thôi.
- Nếu đứng trước hay sau động từ, thì chức năng sẽ là chủ ngữ hoặc tân ngữ thị gọi là đại từ (chỉ thị), vì nó thay thế cho người hay vật đã nói ở trước.

Đúng là nếu gọi chung là đại từ chỉ thị thì hơi khó hiểu nếu đã quen phân rõ như trên. Nhưng khi chúng ta hiểu rõ tính cách ngữ pháp của đại từ đó, thì khi dịch mới không lầm ý

Sau này người ta có khuynh hướng phân tích theo chức năng ngữ pháp (chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ, định ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ), nên người ta chú trọng về ngữ pháp hơn là từ loại. 

Những sách cũ thường phân tích từ loại rất kỹ và rõ ràng.

Chúng tôi chia dàn bài theo cách có thể dung hợp được xưa và nay để dễ hiểu cho người học ngày nay. Nhất là lúc mà sách về Hán kim đang thịnh hành. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét