Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013

Thảo luận 1


Thắng Nguyễn Đức06:22 Ngày 04 tháng 8 năm 2013

Xin được đặt câu hỏi đầu tiên như sau, nhờ quý thầy phân tích cho:



 ((Câu ý động của tính từ: 吾妻之美我者//私我也; 吾妾之美我者//畏我也; 客之美我者欲求于我也 (Vợ ta xem ta là tốt đẹp, ấy là lòng riêng tư đối với ta; thiếp ta xem ta là tốt đẹp, ấy là vì sợ ta; khách xem ta là tốt đẹp, ấy là muốn cầu cạnh ở ta.)
- Đề nghị phân tích chữ : trong câu này chữ là loại từ gì, dịch sát nghĩa là sao, nếu không có chữ thì câu văn ấy có rõ nghĩa không ?
Nhờ quý thầy xem cho, bởi vì trước chữ đã có chữ ( ở đây là loại động từ dục = muốn) :

Chúng tôi tạm hiểu chữ hữu有khi là phó tcó nghĩa “cố ý”, nó đóng vai trò trạng ngữ cho động từ. Có thể hiểu ý như sau: ấy là muốn cố ý cầu cạnh nơi ta.
Còn chữ dụctheo thiển ý chúng tôi chỉ là trợ động từ năng nguyện, đứng trước một động từ để biểu thị ý nguyện mà thôi.

Nhờ chữ mà câu văn rõ ý hơn, nếu không có chữ câu nhẹ hơn, muốn cầu cạnh nhưng không cố ý cầu cạnh lắm.


 客之美我欲有求于我 = khách cho ta đẹp, ấy là muốn có cầu cạnh ở ta vậy. )) Theo tôi chỉ cần viết: 客之美我者欲求于我也 là đủ rồi, không cần có chữ làm gì cho thêm nặng nề câu văn.

客之美我欲有求于我 = khách cho ta đẹp, ấy là muốn có cầu cạnh ở ta vậy
Kết cấu “giả…dã” thuộc về kết cấu chữ giả.
chủ + + vị +

điều mà khách cho là ta đẹp muốn cố ý cầu nơi ta vậy
hoặc hiểu: khách cho là ta đẹp đó

Văn xưa có những chữ ngày nay chúng ta cảm thấy dư, vì đó là những chữ giúp biết nơi đó là ngắt câu, vì văn xưa thường là bạch văn (văn không có chấm phết như bây giờ), nếu bạn đọc một đoạn văn không có ngắt câu thì những chữ đó rất cần thiết để mình hiểu ý người viết nói gì.

Thật tình mà nói văn chương trong Chiến Quốc Sách chúng tôi cũng khó mà hiểu tường tận! Chỉ dám lạm bàn đôi chút.

1 nhận xét:

  1. Cảm ơn quý thầy đã trả lời rất cụ thể và đầy đủ. Tôi đã hiểu kỹ được phần câu hỏi đã nêu.
    Riêng, Hán cổ (chữ Nho), như quý thầy nói: "Văn xưa có những chữ ngày nay chúng ta cảm thấy dư, vì đó là những chữ giúp biết nơi đó là ngắt câu, vì văn xưa thường là bạch văn (văn không có chấm phết như bây giờ)" - lời nầy rất hay, ít có sách nào nói tới, làm cho tôi rất lưu ý học tập. Xin được hỏi thêm: ngoài ra "bạch văn" còn có những quy định, dấu hiệu gì để báo hiệu thay cho dấu chấm, dấu phết không ? («Độc cổ nhân thư, bất ngoại hồ chính cú đậu, thẩm tự nghĩa, thông cổ văn giả tá. Nhi tam giả chi trung, thông giả tá vưu yếu.» 讀古人書不外乎正句讀審字義通古 文假借而三者之中通假借尤要 (Đọc sách người xưa [cần chú ý] không ngoài [ba điều]: Đọc đúng [phạm vi] câu văn [tức là ngắt câu cho đúng bởi cổ văn viết không chấm câu, gọi là bạch văn 白文], tra xét đúng nghĩa chữ, và tinh thông chữ giả tá trong cổ văn. Trong ba điều ấy, tinh thông giả tá là tối quan trọng).
    正句讀 chánh cú đậu: Làm sao để "chánh cú đậu"?
    Nhờ quý thầy giải thích thêm cho được hiểu rõ.
    Mong được trả lời. Chân thành cảm ơn quỷ thầy.
    NGUYỄN ĐỨC THẮNG - 135 - Phạm Như Xương, Hòa Khánh Nam, TP Đà Nẵng.

    Trả lờiXóa