Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

KẾT HỢP TỰ


Các bạn thân mến,

Các bạn tải bảng Kết hợp tự


Khi muốn biết một chữ kết hợp viết thế nào, có thể tra tìm nhanh hơn. 


Các bạn xem qua tổng quát để nhận diện những chữ kết hợp, khi đọc từ văn bản Phạn mới có thể âm ra la tinh.



kkla
क्क्ल
gbhya
ग्भ्य



Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

PHẠN-VIỆT ĐỐI CHIẾU



Các bạn tải về Phạn-Việt đối chiếu của chú Đỗ Quốc Bảo để tiện làm bài tập trong các chương tới.

Vì là chữ Deva nên thứ tự vần sẽ sắp theo như bảng mẫu âm
Các bạn tra thử vài từ sau
अज्ञ
इच्छा
चिन्मय

Sau khi tải về các bạn làm bảng tra mẫu tự theo số trang, nhưng dễ nhất vẫn là dùng Find and replace để tìm.

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Tự điển Phạn-Anh online


Các bạn thân mến,
Trong khi chưa có một quyển tự điển Phạn-Việt, khi cần tạm thời các bạn có thể tra Phạn-Anh trên mạng 
các bạn vào trang này để tra tự điển Phạn-Anh trực tiếp
http://www.sanskrit-lexicon.uni-koeln.de/

vào trang chi tiết
http://www.sanskrit-lexicon.uni-koeln.de/scans/WILScan/disp3/index.php

các bạn sẽ chọn:

Lưu ý là dòng Input: Havard-Kyoto
                     output: Devanagan Unicode

các bạn sẽ đánh chữ cần tra vào dòng citation bên tay trái.
Rồi bấm Search.

các đánh âm theo Havard-Kyoto


Thí dụ chúng ta muốn tra nghĩa chữ dhaṭa
sẽ đánh theo cách Harvard-Kyoto thế này: dhaTa

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Thảo luận về Đại từ

Bạn TTQL hỏi:

Về phần đại từ chỉ thị chúng tôi không hiểu rõ lắm, nếu như theo chú thích của bài là:
- Theo các cách phân loại cũ, sẽ có “định tự chỉ thị” gồm những đại từ đứng trước danh từ (làm định ngữ: thử nhân: người này hoặc thị thời: thời này, tư sự: việc ấy, tư nhân: người ấy) và “đại từ chỉ thị” gồm những đại từ đứng trước động từ hoặc sau động từ (làm chủ ngữ hoặc tân ngữ). Bây giờ thì gọi chung là đại từ chỉ thị, chỉ phân biệt theo chức năng ngữ pháp mà hiểu thôi.
thì tính từ chỉ thị và đại từ chỉ thị rất khác xa nhau và cách dịch cũng khác. Bây giờ gọi chung là đại từ chỉ thị thì rất khó phân biệt và dễ nhầm lẫn.

Chúng tôi xin được trả lời:
Câu trên có nghĩa thế này:
- Nếu đứng trước danh từ, làm định ngữ thì gọi là định tự (chỉ thị), vì nó chỉ định rõ sự việc mà thôi.
- Nếu đứng trước hay sau động từ, thì chức năng sẽ là chủ ngữ hoặc tân ngữ thị gọi là đại từ (chỉ thị), vì nó thay thế cho người hay vật đã nói ở trước.

Đúng là nếu gọi chung là đại từ chỉ thị thì hơi khó hiểu nếu đã quen phân rõ như trên. Nhưng khi chúng ta hiểu rõ tính cách ngữ pháp của đại từ đó, thì khi dịch mới không lầm ý

Sau này người ta có khuynh hướng phân tích theo chức năng ngữ pháp (chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ, định ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ), nên người ta chú trọng về ngữ pháp hơn là từ loại. 

Những sách cũ thường phân tích từ loại rất kỹ và rõ ràng.

Chúng tôi chia dàn bài theo cách có thể dung hợp được xưa và nay để dễ hiểu cho người học ngày nay. Nhất là lúc mà sách về Hán kim đang thịnh hành. 

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Post Bài mới vào thứ hai 23-9-2013



Chúng tôi đã sửa lại đường nối mạng , bài mới sẽ bắt đầu post vào đầu tuần tới (thứ hai 23-9-2013)

Chúng tôi xin được nói thêm đôi dòng về bài học Phạn. Điểm khó của chúng ta là chưa quen cách viết, vì ngoài 49 mẫu tự cơ bản còn một sốn biến thể do kết hợp tự, và đôi luật nội biến (sandhi), biết qua được những cơ bản này, về sau chúng ta dễ dàng đọc được âm một bản viết bằng chữ Deva.
Sau đó còn phần ngữ pháp chúng ta sẽ tập làm quen dần, vì ngữ pháp Phạn tương đối khó nhận ra hơn tiếng Anh hoặc tiếng Hán. Nhưng cứ theo dõi dần dà cũng nhận được.
Mong rằng các bạn đang theo dõi những bài học này sẽ giúp chúng tôi đọc và soạn bài kỹ hơn.

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

Cách ngắt câu trong bài Tâm Kinh

Trước hết xin cảm tạ trang nhà đã có thêm mục Thảo Luận.
Trong quá trình học có một điểm Cao Tùng tôi đang thắc mắc:
Bài Tâm kinh Bát Nhã có câu sau:
觀自在菩薩。行深般若波羅蜜多時。照見五蘊皆空。度一切苦厄。

Khi dịch chúng ta nên ngắt câu thế nào?


觀自在菩薩。行深//般若波羅蜜多//時。


= Bồ Tát Quán tự Tại, khi hành sâu Bát-nhã Ba-la-mật-đa,...(Theo đây, hình dung từ 深 bổ ngữ cho động từ 行)
Hay là:
觀自在菩薩。行//深般若波羅蜜多//時。照見五蘊皆空。度一切苦厄。
= Bồ Tát Quán Tự Tại, khi thực hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa thâm sâu, ...
(Hiểu thế này thì 深 làm định ngữ cho danh từ 般若波羅蜜多)


Kính xin các bạn cho biết ý kiến để mình hiểu thêm.

Để có thể trả lời được câu hỏi này, chúng tôi  mời chú Đỗ Bảo xem giúp bản chữ Phạn để có thể có một cách nhìn gần với bản Phạn hơn, vì bản kinh này được dịch từ bản Phạn. Và chú đã trả lời như sau:
 || namaḥ sarvajñāya||
āryāvalokiteśvarabodhisattvo gambhīrāyāṁ prajñāpāramitāyāṁ caryāṁ caramāṇo vyavalokayati sma| pañca skandhāḥ, tāṁśca svabhāvaśūnyān paśyati sma||
Hai chữ tô đậm bên trên có cùng cách(/sự kiện (vị trí)). Vậy thì chữ thâm = gambhīrāyāṁ đi theo thật danh từ ở cách "vị trí" prajñāpāramitāyāṁ.
Chữ Thâm Hán ngữ là tính từ phải được đọc theo Bát-nhã Ba-la-mật-đa, không được hiểu/đọc như một trạng từ đi cùng với động từ Hành.
Con hi vọng đã trình bày rõ vấn đề.
Kính
Q.-Bảo

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Từ ngắt câu bạch văn


Thắng Nguyễn Đức 06:36 Ngày 06 tháng 8 năm 2013
Xin được hỏi thêm: ngoài ra "bạch văn" còn có những quy định, dấu hiệu gì để báo hiệu thay cho dấu chấm, dấu phết không ? («Độc cổ nhân thư, bất ngoại hồ chính cú đậu, thẩm tự nghĩa, thông cổ văn giả tá. Nhi tam giả chi trung, thông giả tá vưu yếu.» 讀古人書不外乎正句讀審字義通古 文假借而三者之中通假借尤要 (Đọc sách người xưa [cần chú ý] không ngoài [ba điều]: Đọc đúng [phạm vi] câu văn [tức là ngắt câu cho đúng bởi cổ văn viết không chấm câu, gọi là bạch văn 白文], tra xét đúng nghĩa chữ, và tinh thông chữ giả tá trong cổ văn. Trong ba điều ấy, tinh thông giả tá là tối quan trọng).
正句讀 chánh cú đậu: Làm sao để "chánh cú đậu"?

Thường thì theo sự để ý của chúng tôi, nếu thấy những chữ như: , , , , , , thì tạm  ngắt câu ngay đó để xem hiểu được câu văn chăng. Nếu trong câu nói là lời nói dứt câu.

Vì những từ này thuộc trợ từ khẳng định ngữ khí, nên thường cuối câu để nghe ra khí nhấn mạnh, đấy, chứ, chăng, ư…tựa như có dấu chấm than ngay đó. 
危乎高哉!
君無疑矣!
Sau thành thói quen, gặp những từ mang tính trợ từ ngữ khí, khi đọc qua ước lượng chỗ ngắt câu.

Ngoài ra có những chữ đầu câu như: , , 且夫thì biết có ngắt câu trước chữ đó.

Hoặc thấy những từ đứng đầu câu nói như: , , , , … thì để ý biết câu sau đó là câu nói.

Lâu dần thành quen, chúng tôi nghĩ sự học cần thời gian thâm nhập.
Ban đầu đối với “bạch văn” rất khó nhận ra câu ngắt ở đâu, sau thì quen với tên riêng, địa danh, điển cố mới khả dĩ ít hiểu lầm khi dịch.

Tuy biết là vậy, nhưng đôi khi đọc tới đọc lui vẫn không biết ý câu ra sao cả. Vì mỗi bản văn, nếu chúng ta không hiểu rõ vấn đề đang nói trong đó, thì khó mà hiểu cho đúng. Như bây giờ cho chúng ta đọc một bản văn khoa học, thì khó mà hiểu nói gì!

Có lẽ chuyên phạm vi nào mới có thể hiểu tương đối chính xác bản văn trong phạm vi đó.

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013

Thảo luận 1


Thắng Nguyễn Đức06:22 Ngày 04 tháng 8 năm 2013

Xin được đặt câu hỏi đầu tiên như sau, nhờ quý thầy phân tích cho:



 ((Câu ý động của tính từ: 吾妻之美我者//私我也; 吾妾之美我者//畏我也; 客之美我者欲求于我也 (Vợ ta xem ta là tốt đẹp, ấy là lòng riêng tư đối với ta; thiếp ta xem ta là tốt đẹp, ấy là vì sợ ta; khách xem ta là tốt đẹp, ấy là muốn cầu cạnh ở ta.)
- Đề nghị phân tích chữ : trong câu này chữ là loại từ gì, dịch sát nghĩa là sao, nếu không có chữ thì câu văn ấy có rõ nghĩa không ?
Nhờ quý thầy xem cho, bởi vì trước chữ đã có chữ ( ở đây là loại động từ dục = muốn) :

Chúng tôi tạm hiểu chữ hữu有khi là phó tcó nghĩa “cố ý”, nó đóng vai trò trạng ngữ cho động từ. Có thể hiểu ý như sau: ấy là muốn cố ý cầu cạnh nơi ta.
Còn chữ dụctheo thiển ý chúng tôi chỉ là trợ động từ năng nguyện, đứng trước một động từ để biểu thị ý nguyện mà thôi.

Nhờ chữ mà câu văn rõ ý hơn, nếu không có chữ câu nhẹ hơn, muốn cầu cạnh nhưng không cố ý cầu cạnh lắm.


 客之美我欲有求于我 = khách cho ta đẹp, ấy là muốn có cầu cạnh ở ta vậy. )) Theo tôi chỉ cần viết: 客之美我者欲求于我也 là đủ rồi, không cần có chữ làm gì cho thêm nặng nề câu văn.

客之美我欲有求于我 = khách cho ta đẹp, ấy là muốn có cầu cạnh ở ta vậy
Kết cấu “giả…dã” thuộc về kết cấu chữ giả.
chủ + + vị +

điều mà khách cho là ta đẹp muốn cố ý cầu nơi ta vậy
hoặc hiểu: khách cho là ta đẹp đó

Văn xưa có những chữ ngày nay chúng ta cảm thấy dư, vì đó là những chữ giúp biết nơi đó là ngắt câu, vì văn xưa thường là bạch văn (văn không có chấm phết như bây giờ), nếu bạn đọc một đoạn văn không có ngắt câu thì những chữ đó rất cần thiết để mình hiểu ý người viết nói gì.

Thật tình mà nói văn chương trong Chiến Quốc Sách chúng tôi cũng khó mà hiểu tường tận! Chỉ dám lạm bàn đôi chút.

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

Thảo luận


Để tiện việc thảo luận với nhau về những điểm còn thắc mắc trong quá trình tự học.

Từ nay chúng ta sẽ dùng trang này để trao đổi, thảo luận.

Mong rằng khi theo dõi những bài đã đưa lên, các bạn có những thắc mắc cần thảo luận để rõ hơn, có thể gởi cho chúng tôi nơi phần nhận xét ở trang này, chúng tôi sẽ đưa lên trang chính với câu hỏi để cùng nhau xem thế nào. Hoặc cho chúng tôi biết địa chỉ để chúng tôi thêm quyền các bạn tự động đưa câu hỏi thẳng lên trang chính, như vậy tiện cho các bạn hơn.

Cảm ơn sự góp ý của các bạn để có trang thảo luận này. 

------
Khi cần nêu lên vấn đề để thảo luận chung, bạn bấm vào bấm vào menu Thảo luận bên trên góc trái.

Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

Tự Điển Thiều Chửu

Các bạn thân mến,
Để tiện việc tra tự điển, ban kỹ thuật đã đưa lên phần tra tự điển Thiều Chửu trực tuyến.

Các bạn bấm chuột phải vào menu TỰ ĐIỂN THIỀU CHỬU HÁN VIỆT,  sử dụng mở liên kết bằng cửa sổ mới sẽ tiện hơn:




Riêng phần tải bài về máy vì chương trình upload có đôi chút vấn đề, nên chúng tôi tạm ngưng phần tải bài cho đến khi chỉnh được lỗi kỹ thuật, sẽ thông báo sau.

Chân thành cảm ơn các bạn đã theo dõi Góc Tự học này


Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

Link bài về máy


Các bạn thân mến,

Bắt đầu từ tuần tới, cuối mỗi bài sẽ có link để các bạn tải về máy vừa nhanh và gọn.
Các file ở dưới dạng win zip, để dễ dàng mở ra ở bất cứ máy nào.

Các bạn vào trang theo lịch biểu :

Thứ hai: Học mẫu tự Phạn
Thứ tư:  214 bộ thủ Hán
Thứ sáu: Ngữ pháp Hán cổ


Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Ngày post bài

Các bạn thân mến,

Chúng tôi post bài vào các ngày sau:

Thứ hai: Học mẫu tự Phạn
Thứ tư:  214 bộ thủ Hán
Thứ sáu: Ngữ pháp Hán cổ


Đối với chữ Phạn, bước đầu chúng ta tập viết để nhớ mặt chữ mẫu âm và phụ âm,  sau này ráp lại vì đó thuộc ngôn ngữ Ấn Âu.

Đối với chữ Hán, biết 214 bộ để có thể biết chữ đang tìm bộ gì để tra, vì chữ Hán không thể ráp vần mà hiểu. Chữ nào phải thuộc chữ đó!

Riêng Ngữ pháp Hán cổ, ngay từ bước đầu xem kỹ để cách phân từ loại, sau này khi vào chi tiết ngữ pháp sẽ dễ nhận biết.

Các bạn, nếu có gì trao đổi xin email về cho chúng tôi biết, hoặc viết ngay nơi "nhận xét". Mong sự cộng tác của các bạn để việc học chúng ta dễ dàng hơn.


Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

font thường sử dụng


Các bạn tải font vu-times. font này để đọc được những mẫu tự ś ñ ṅ ḍ


và font cn-timesFont cn-times đặc biệt là đọc được chữ Hán và những mẫu tự Phạn mà các font khác không đọc được









Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Font để học

Máy bạn cài font chuẩn Arial Unicode MS 
thì cũng tạm đủ, nhưng xin các bạn trang bị thêm cho máy những font sau:
- cn-times
- sanskrit 2003 (để đọc chữ Deva) 
- Vu-times (để đọc chữ Phạn viết bằng la tinh, vì có những chữ có dấu mà 'times new roman' không có chẳng hạn)
- simsum hoặc minhliU (chữ Hán)


Với font sanskrit 2003 bạn click địa chỉ bên dưới font sẽ tải thẳng xuống máy bạn.
http://www.fileden.com/files/2013/6/28/3457315/Sanskrit2003.ttf

Lưu ý khi bấm vào sẽ có dòng đi tới liên kết, bạn bấm vào đó là font tự động tải về.

các font khác chúng tôi sẽ post lên sau.

Về những bài tự học

Các bạn thân mến,

Chúng tôi dự định đầu tháng 7 sẽ post mỗi tuần một bài vào những ngày khác nhau trong tuần, các bạn đang theo dõi chương trình học này có đủ thời gian trong một tuần để coi kỹ, vì bước đầu vững, sau đó dễ dàng hơn.

Phần tiếng Phạn sẽ bắt đầu từ 48 mẫu tự, giống như tiếng Hán bắt đầu từ 214 bộ thủ.

Tuy thấy 214 bộ nhiều, nhưng ngữ pháp lại dễ hơn ngữ pháp Phạn. 

Nhiều bạn hỏi chúng tôi học Phạn để làm gì, đôi khi chẳng để làm gì ngay thời điểm này, nhưng trước hết sẽ giúp các bạn trên 50 có cơ hội luyện tập trí não, như các lời khuyên của bác sĩ hiện nay (khi lớn tuổi nên chọn một ngoại ngữ học, sẽ giúp cho não bộ hơn, riêng chúng tôi tự nghĩ, có nghiên cứu tránh được thời gian những hồi tưởng quá khứ làm mệt mỏi tâm!). Nếu là các bạn trẻ, thì cơ hội mở rộng tầm nhìn. 

Tuy nói vậy nhưng học chỉ vì thấy thích học, là điều tuyệt vời nhất, chúng tôi học vì thích học, các bạn ạ. Tại sao, thật tình tôi không rõ lý do, những lý do nêu lên chỉ để giải thích vậy thôi. Mình thích trước rồi mới tìm lý do để giải thích sau!

Thân chúc các bạn thấy vui khi để tâm trên những trang chữ cổ này.

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Lời ngỏ

Chúng tôi cùng nhau lập trang này để tự học chữ Phạn. Sẽ post bài tự học trong tháng tới, định rằng mỗi tuần một bài, nhưng không biết trong số các bạn có ai định học Phạn không, nếu có email cho chúng tôi biết với. 

Bên cạnh, chúng tôi cũng định sẽ đưa lên tự học ngữ pháp Hán cổ để có thể mày mò dịch những bản văn xưa.

Các bạn có ý kiến gì xin cho chúng tôi biết.

Xin email về 
quachnhientran@gmail.com